Các phương pháp theo dõi đường huyết - PHÒNG KHÁM BSCK1 LÊ HOÀNG PHI

Các phương pháp theo dõi đường huyết - PHÒNG KHÁM BSCK1 LÊ HOÀNG PHI

Các phương pháp theo dõi đường huyết - PHÒNG KHÁM BSCK1 LÊ HOÀNG PHI

Các phương pháp theo dõi đường huyết - PHÒNG KHÁM BSCK1 LÊ HOÀNG PHI

Các phương pháp theo dõi đường huyết - PHÒNG KHÁM BSCK1 LÊ HOÀNG PHI
Các phương pháp theo dõi đường huyết - PHÒNG KHÁM BSCK1 LÊ HOÀNG PHI

Tư vấn sức khỏe

Các phương pháp theo dõi đường huyết

Các chỉ số theo dõi đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường

 

1. Đái tháo đường – là căn bệnh mạn tính nguy hiểm

Đái tháo đường là bệnh lý của tuyến tụy gây ra do thiếu hụt insuline hoặc đề kháng sinh insuline, từ đó làm lượng đường trong máu tăng cao và gây ra nhiều biến chứng trên các cơ quan.

Biến chứng cấp tính: hôn mê tăng hoặc hạ đường huyết, hạ đường huyết, suy thận cấp

Biến chứng mạn tính:

  • Não: sa sút trí tuệ, đột quỵ
  • Mắt: bệnh lý võng mạch đái tháo đường
  • Tim: bệnh lý động mạch vành
  • Thận: tiểu đạm, suy thận mạn
  • Thần kinh: bệnh lý thần kinh ngoại biên
  • Mạch máu ngoại biên: xơ vữa động mạch, tắt động mạch ngoại biên
  • Bàn chân tiểu đường: nhiễm trùng, hoại tử, đoạn chi …

Điều trị kiểm soát đường huyết, mỡ máu, huyết áp, đạm niệu, cân nặng tốt, không thuốc lá giúp ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Để đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết thông qua chỉ số đường có các phương pháp:

  • Thử đường huyết 1 thời điểm: máy thử cá nhân hoặc rút máu
  • Fructosamine/máu
  • HbA1c/máu
  • Hệ thống theo dõi đường huyết liên tục (Continuous Glucose Monitor - CGM)

 

1.1 Đường huyết mao mạch

Đây là phương pháp thông dụng nhất, bệnh nhân có thể tự thử đường huyết ở nhà để theo dõi, hoặc được lấy máu tại bệnh viện. Có sự chênh lệch chỉ số giữa máu thử đường mao mạch tại nhà và đường huyết tĩnh mạch tại bệnh viện.

Ưu điểm:

  • Kết quả nhanh chóng, tiện lợi có thể mang theo bất kỳ đâu.
  • Khi có triệu chứng hạ đường huyết có thể kiểm tra ngay mà không cần phải chờ đến cơ sở y tế để lấy máu tĩnh mạch.
  • Với các bệnh nhân có chế độ ăn ít thay đổi thì đường huyết mao mạch có giá trị theo dõi rất tốt.

Khuyết điểm:

Đường huyết mao mạch phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn và tình trạng tuân thủ điều trị thuốc của bệnh nhân. Nên nhưng trường hợp chế độ ăn thay đổi nhiều về thành phần thức ăn hoặc cữ ăn hoặc không tuân thủ điều trị tốt, thì ít có giá trị theo dõi. Ví dụ: ngày thử đường bệnh nhân ăn ít thử đường mao mạch tốt, những ngày không thử đường ăn uống nhiều tinh bột đường huyết sẽ cao, lúc đó mặc dù đường huyết mao mạch tốt nhưng các chỉ số khác sẽ cao bệnh nhân không kiểm soát đường huyết tốt.

Để khắc phục khuyết điểm của đường huyết mao mạch hoặc đường huyết tĩnh mạch một thời điểm thì các phương pháp sau như:

  • Fructosamine: phản ánh đường huyết trung bình 1 – 3 tuần
  • HbA1c: phản ảnh đường huyết trung bình trong 3 tháng
  • CGM: theo dõi sự biến thiên của đường huyết liên tục trong 1 đến nhiều ngày

 

1.2 Fructosamine

Khi glucose được vận chuyển trong máu đến các tế bào thì glucose có gắn kết với các Protein đặc biệt là albumin, hiện tượng này gọi là glycosyl hóa. Khi lượng đường trong máu tăng cao thì hiện tượng glycosyl hóa cũng tăng cao. Thời gian bán hủy của albumin là 3 tuần, nên Fructosamine giúp đánh giá đường huyết trung bình trong khoảng 2 – 3 tuần.

Fructosamine thường được sử dụng khi:

  • Bác sĩ muốn đánh giá đáp ứng điều trị của bệnh nhân sớm thay vì chờ 3 tháng thử HbA1c
  • Các trường hợp mà HbA1c có thể bị ảnh hưởng kết quả không đáng tin cậy: thiếu máu, bệnh lý hồng cầu, truyền máu …

Fructosamine không nên sử dụng khi bệnh nhân có rối loạn về chức năng tổng hợp protein của gan, giảm đạm máu.

 

1.3 HbA1c

Đường trong máu được gắng kết trên Hemoglobin (Hgb) của hồng cầu để đi đến nuôi các cơ quan. Thông thường quá trình gắng kết này xảy ra chậm và diễn ra suốt thời gian sống của hồng cầu là 120 ngày. HbA1c tăng 1% thì đường máu tăng trung bình khoảng 30mg% (1.7 mmol/l). Chỉ số HbA1c bình thường 4 – 6%.

HbA1c có thể dùng để chẩn đoán đái tháo đường (≥ 6.5%) hoặc theo dõi tình trạng đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Chỉ nên thực hiện HbA1c mỗi 3 tháng/lần và có thể lấy bất kỳ lúc nào không cần nhịn ăn.

HbA1c cao phản ánh tình trạng kiểm soát đường kém, có nguy cơ bị các biến chứng do đái tháo đường gây ra.

HbA1c có thể bị ảnh hưởng bởi các tình trạng sau:

  • Thiếu máu, bệnh lý hồng cầu, truyền máu
  • Suy thận mạn
  • Thuốc: Erythropoetin, Opiod, điều trị HIV …
  • Tăng Triglycerid
  • Thai kỳ, lách to

 

1.4 CGM – Đo đường huyết liên tục

CGM sử dụng một bộ phận cảm biến tí hon đặt dưới da vùng bụng và đo lường mức độ đường máu ở dịch ngoại bào liên tục. Nó truyền thông tin đến cảm biến sau đó gửi thông tin này đến máy nhắn tin không dây. Màn hình sẽ hiển thị lượng đường trong máu ở 1 phút, 5 phút và 10 phút. Nếu đường máu hạ thấp đến mức nguy hiểm hoặc tăng ở mức cao. Thì màn hình sẽ báo động cho bạn biết.

Hệ thống này có lợi ích:

  • Ghi nhận mức đường máu thấp nguy hiểm trong đêm mà thường bị bỏ qua
  • Ghi nhận mức đường máu cao giữa các bữa ăn
  • Thể hiện đỉnh của đường máu lúc sáng sớm
  • Đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn và luyện tập thể dục đến mức đường máu
  • Xác định kế hoạch điều trị dựa trên cơ sở ngày qua ngày

CGM có chi phí đắt hơn nhiều so với các phương pháp khác nên được ưu tiên chỉ định trong các trường hợp:

  • Mức đường máu tăng cao hay hạ thấp mà không biết rõ nguyên nhân
  • Đái tháo đường thai kỳ khi mang thai
  • Đang sử dụng bơm insulin
  • Đường máu hạ quá thấp gọi là hạ đường huyết (hypoglycemia) hoặc tăng quá cao gọi là tăng đường huyết (hyperglycemia)

Tin tức khác

Lịch hẹn
Tra cứu
backtop
Zalo