Đái tháo đường và những điều cần biết

Đái tháo đường và những điều cần biết

Đái tháo đường và những điều cần biết

Đái tháo đường và những điều cần biết

Đái tháo đường và những điều cần biết
Đái tháo đường và những điều cần biết

Tư vấn sức khỏe

Đái tháo đường và những điều cần biết

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

  1. Đái tháo đường là bệnh lý gì?
    •  Đái tháo đường là bệnh lý chuyển hoá gây ra do tình trạng thiếu hụt insulin hoặc đề kháng insulin. Từ đó gây đường huyết tăng cao trong mạch máu gây ra các triệu chứng: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân.
    • Đường máu tăng cao gây ra tình trạng mất nước, nhiễm ceton có thể đưa đến hôn mê, tụt huyết áp, suy thận cấp … Về lâu dài gây tăng lipid máu và tổn thương thành mạch góp phần gây nên bệnh lý xơ vữa động mạch gây biến chứng các cơ quan như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc động mạch ngoại biên, suy thận mạn, biến chứng thần kinh ngoại biên, biến chứng mắt gây giảm thị lực …

  1. Có những thể đái tháo đường nào?
    • Có thể chia đái tháo đường thành 4 nhóm lớn:
    • Đái tháo đường typ 1:
      • Tế bào β bị phá huỷ gần như hoàn toàn nên bệnh nhân gần như thiếu hụt hoàn toàn insulin
      • Thường do bệnh lý tự miễn
      • Thường xảy ra ở trẻ em và thiếu niên. Người lớn cũng có thể bị và diễn tiến chậm hơn, lúc đầu còn đáp ứng thuốc uống về sau phải chích insulin gọi là thể LADA (Latent Autoimmune Diabetes of Adulthood)
      • Phải chích insulin
    • Đái tháo đường typ 2:
      • Thường xảy ra ở người lớn tuổi, cũng có thể xảy ra ở người trẻ < 35 tuổi (MODY)
      • Có thể đáp ứng với thuốc viên
    • Đái tháo đường thai kỳ
    • Đái tháo đường thứ phát: do thuốc, sau cấy ghép mô, sau điều trị HIV …

  1. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường?
    • Triệu chứng: bệnh nhân có triệu chứng 4 nhiều khi đường huyết tăng cao: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều. Nhưng cũng có thể phát hiện qua khám tầm soát khi không có triệu chứng.
    • Xét nghiệm: có một trong các tiêu chuẩn sau:
      • Đường huyết đói ≥ 126 mg% qua 2 lần đo khác nhau
      • Đường huyết sau ăn 2h ≥ 200mg% qua 2 lần đo khác nhau
      • HbA1c ≥ 6,5%
    • Sau khi chẩn đoán đái tháo đường có thể làm thêm một số xét nghiệm để phân loại typ 1 hay typ 2: C – peptid, antiGAD, anti ICA, anti IAA

  1. Những ai nên tầm soát đái tháo đường?
    • Người trưởng thành ở bất kỳ tuổi nào có thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2) và có kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau:

  • Phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm ít nhất mỗi 3 năm.
  • Tất cả mọi người từ 45 tuổi trở lên
  • Nếu các kết quả bình thường, xét nghiệm sẽ được làm lại trong vòng 1- 3 năm sau hoặc ngắn hơn tùy theo kết quả ban đầu và các yếu tố nguy cơ.

  1. Đái tháo đường gây ra những biến chứng gì?
    • Mạch máu:
      • Lớn: nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh lý động mạch ngoại biên
      • Nhỏ: bệnh thận mạn, bệnh võng mạc, bệnh lý thần kinh
    • Dễ bị nhiễm trùng
    • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
    • Bệnh thần kinh:
      • Bệnh lý thần kinh tự động: hạ huyết áp tư thế, nhịp tim nhanh hồi hộp, buồn nôn do liệt dạ dày, táo bón và tiêu chảy do hội chứng dạ dày rỗng, đại tiện mất tự chủ, bí tiểu, tiểu không kiểm soát, rối loạn cương dương
      • Đa dây thần kinh đối xứng: bệnh thần kinh sợi nhỏ thường xảy ra ở phần xa của chân hoặc tay, có triệu chứng tê, dị cảm, mất cảm giác với nhiệt độ đối xứng kiểu mang găng mang vớ. Bệnh sợi thần kinh lớn thường đặc trưng yếu cơ, mất rung âm thoa và cảm giác vị trí, giảm phản xạ gân xương gây teo cơ
      • Đơn dây thần kinh
      • Rễ dây thần kinh
      • Dây thần kinh sọ não
    • Bàn chân đái tháo đường
    • Hạ đường huyết
    • Hôn mê

  1. Mục tiêu điều trị đái tháo đường?
    • Áp dụng cho người trưởng thành không có thai:

 

  • Mục tiêu có thể thay đổi tuỳ theo từng cá nhân như tuổi, bệnh lý và biến chứng đi kèm, thời gian mắc bệnh

 

Tin tức khác

Lịch hẹn
Tra cứu
backtop
Zalo