Ý nghĩa HbA1c trong bệnh tiểu đường - PHÒNG KHÁM BSCK1 LÊ HOÀNG PHI

Ý nghĩa HbA1c trong bệnh tiểu đường - PHÒNG KHÁM BSCK1 LÊ HOÀNG PHI

Ý nghĩa HbA1c trong bệnh tiểu đường - PHÒNG KHÁM BSCK1 LÊ HOÀNG PHI

Ý nghĩa HbA1c trong bệnh tiểu đường - PHÒNG KHÁM BSCK1 LÊ HOÀNG PHI

Ý nghĩa HbA1c trong bệnh tiểu đường - PHÒNG KHÁM BSCK1 LÊ HOÀNG PHI
Ý nghĩa HbA1c trong bệnh tiểu đường - PHÒNG KHÁM BSCK1 LÊ HOÀNG PHI

Tư vấn sức khỏe

Ý nghĩa HbA1c trong bệnh tiểu đường

Ý nghĩa A1c trong bệnh tiểu đường

1. HbA1c là gì và ý nghĩa

1.1 Xét nghiệm A1c là gì?

Xét nghiệm A1c còn được gọi là xét nghiệm HbA1c. Hemoglobin là protein trong các tế bào hồng cầu, đảm nhiệm chức năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi lượng glucose trong máu cao thì một số glucose sẽ liên kết với hemoglobin. Glucose gắn vào hemoglobin A, tạo thành glycated hemoglobin (HbA1c).

Hồng cầu có đời sống từ 90 – 120 ngày (3 – 4 tháng) nên HbA1c sẽ phản ánh đường huyết trung bình của người bệnh trong vòng 3 – 4 tháng trước đó.

 

1.2 Các giá trị của chỉ số A1c

Kết quả xét nghiệm HbA1c được tính bằng tỷ lệ %, cho biết lượng hemoglobin mà glucose liên kết trong máu của một người. Để chẩn đoán thì kết quả xét nghiệm sẽ cho các thang đo giá trị sau:

  • Bình thường: Chỉ số HbA1c dưới 5,7%
  • Tiền đái tháo đường: Chỉ số HbA1c 5,7 - 6,4%
  • Đái tháo đường: Chỉ số HbA1c từ 6,5% trở lên

Một số yếu tố, tình trạng bệnh lý có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm A1c như: Các tình trạng đó bao gồm: Bệnh gan, bệnh thận, mất máu (hoặc mới được truyền máu), một số rối loạn về máu như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, mức sắt trong máu thấp, nhiễm trùng, stress …

 

2. Mục tiêu kiểm soát A1c trong việc quản lý bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý mãn tính không chữa khỏi, trừ một số trường hợp như tiểu đường do dùng thuốc, tiểu đường thai kỳ,... Mục tiêu trong điều trị đái tháo đường là phòng ngừa, làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng mạch máu lớn - nhỏ, cải thiện sức khỏe toàn diện của bệnh nhân và điều trị các biến chứng.

Mục tiêu của việc quản lý bệnh tiểu đường được cụ thể hóa bằng các chỉ số:

  • Kiểm soát đường huyết: đường huyết đói, đường huyết sau ăn, HbA1c
  • Kiểm soát các thành phần lipid máu
  • Điều chỉnh cân nặng cơ thể (BMI)
  • Điều trị huyết áp cao

Trong đó, đánh giá sự kiểm soát đường huyết trong thời gian dài thông qua chỉ số A1c là mục tiêu chính của việc kiểm soát và điều trị tiểu đường.

Mục tiêu kiểm soát chỉ số A1c trong quản lý bệnh tiểu đường như sau:

  • Mục tiêu chung cho cả tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2: Chỉ số HbA1c < 7%;
  • Xét nghiệm HbA1c cần làm 2 - 4 lần/năm;
  • Xét nghiệm HbA1c cần làm ở cùng 1 phòng xét nghiệm để dễ so sánh

Chỉ cần giảm được 1% thì có thể giảm tới 35% nguy cơ mắc các biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh,... do tiểu đường.

Tin tức khác

Lịch hẹn
Tra cứu
backtop
Zalo